Sơn epoxy được biết đến rộng rãi bởi những đặc tính vượt trội của nó như khô nhanh, tính chất bay hơi thấp. Khi sơn epoxy được sơn và đóng rắn tạo ra lớp phủ bảo vệ bền, có độ cứng tuyệt hảo, nhờ các chất phụ gia thêm vào mà lớp phủ epoxy có độ bóng cao, rất dễ làm sạch bằng nước và các dụng cụ thông thường.
Sơn Epoxy là gì?
Sơn epoxy là chủng loại sơn bao gồm 2 thành phần A và B. Thành phần A có thể là chất đóng rắn, thành phần B là keo (tùy theo các hãng sơn quy định mà A là keo hoặc B là đóng rắn khác nhau).
Thành phần A chủ yếu là epoxy được phối trộn với các hạt tạo màu siêu mịn, các chất gia cường, chất hoạt động bề mặt, dung môi, phụ gia…mục đích là để epoxy có màu sắc và có thể sơn được. Thành phần B là chất đóng rắn, khi pha trộn với thành phần A chúng tạo ra các liên kết thật sự bền vững trong mạng lưới các phân tử epoxy.
Sơn epoxy có những loại nào?
Trên lý thuyết, sơn epoxy có rất nhiều loại, tùy theo từng đặc tính cơ lý nào người ta yêu cầu mà sơn epoxy được pha trộn chế tạo để tạo ra các đặc tính vượt trội đó.
Trên thực tế thị trường hiện nay, thông dụng nhất là 3 loại sơn epoxy:
+ Sơn epoxy không dung môi.
+ Sơn epoxy dung môi dầu.
+ Sơn epoxy dung môi nước.
Mỗi dòng sơn này đều có những đặc tính và cách thức ứng dụng phù hợp với các điều kiện thực tế riêng, nhưng nhìn chung đều có các tiêu chí cơ bản về tính chống chịu cơ lý, hóa học từ tốt đến rất tốt.
Ứng dụng của sơn epoxy
Dùng để sơn lên những mặt sàn, mặt nền, bề mặt với mục đích tạo sự bằng phẳng, tăng độ bóng và tính thẩm mỹ, tăng ma sát, tăng khả năng chịu lực, chịu nhiệt, chống lại bụi, dễ dàng lau chùi vệ sinh. Mặt sàn sau khi được sơn sơn epoxy sẽ có những đặc tính sau:
Chịu mài mòn – Chống mài mòn: Việc kéo các sản phẩm các loại xe di chuyển cần một bề mặt không bị mài mòn để sử dụng lâu dài mà không bị hỏng hóc.
Ma sát tốt: Chúng ta cần một bề mặt có ma sát tốt giúp cho việc vận chuyển dễ dàng và sơn phủ epoxy làm được điều đó.
Chống trơn trượt: Trong các nhà xưởng có thể có nước và việc di chuyển trên một bề mặt không bị trơn trượt sẽ mang lại hiệu quả công việc cao
Bề mặt bóng của sơn mang lại cho chúng ta tính thẩm mĩ cao.
Chống bám bụi bẩn: Những môi trường có nhiều bụi khiến cho việc lau dọn lau chùi gặp khó khăn bề mặt củaepoxy không bám bụi bẩn giúp cho việc lau chùi được dễ dàng
Tẩy rửa dễ dàng mà không bay màu: Cấu tạo của sơn rất đặc biệt giúp cho màu sắc không bị thay đổi trong suốt quá trình sử dụng.
Độ bám dính với các vật liệu khác cao: Chúng ta có thể sơn lên nhiều chất liệu và sơn có thể bám tốt lên tất cả các vật liệu đó trong khoảng thời gian dai.
Độ bám dính với các các bề mặt khác cao – Bê tông là một bề mặt lý tưởng để sơn. Ngoài ra thì xi măng, đá, gạch, kính sơn đều có thể bám tốt
Chịu nước không cho nước đi qua, chịu sự phá hủy của nước biển, nước mặn.
Chịu được sự phá hủy của dung môi và hoá chất.
Sơn epoxy loại sơn có thể bám tốt lên hầu hết các bề mặt nên ngoài việc sơn lên các sàn bê tông, sơn epoxy còn được sơn lên các bề mặt kim loại hoặc gỗ:
- Sắt
- Thép
- Nhôm
- Gang
- Hợp kim
- Gỗ
- Nhựa
Các bề mặt và dụng cụ trong cuộc sống của chúng ta đều có thể sơn bằng loại sơn này.
Ưu nhược điểm của sơn epoxy
Ưu điểm sơn epoxy :
- Sơn epoxy có khả năng chịu hóa chất tốt, đặc biệt là chịu kiềm. 21
- Chịu và chạm cơ khí lớn, tính bền cao, khả năng chịu tải trọng và mài mòn tốt
- Chịu nhiệt độ lên đến 120oC (có thể cao hơn hoặc thấp hơn tuy loại)
- Có một số hệ được sử dụng để sơn bồn chứa nước ăn và thực phẩm
- Hàm lượng chất rắn cao, hàm lượng VOCs thấp nên ít ảnh hưởng tới môi trường và con người sử dụng
Nhược điểm sơn epoxy :
- Chịu UV kém: bị phấn hóa dưới ánh nắng
- Quá trình áp dụng và đóng cứng phụ thuộc vào nhiệt độ ( thông thường là trên 10oC)
- Là sơn hai thành phần nên tỷ lệ pha trộn sơn epoxy phải đúng, nếu không sẽ không đông cứng
- Có thể gây dị ứng, mùi hôi khó chịu dễ đẫn đến bệnh đâu đầu
- Đòi hỏi phải có sự hiểu biết để sử dụng và thi công sơn epoxy chính xác
- Epoxy có thể biến tính với phenol, nhựa đường than đá và nhựa hydrocacbon để thu được các tính chất đặc biệt như chịu hóa chất tốt hơn, thẩm thấu tốt hơn, chịu nước tốt hơn v.v. hạn chế của sơn epoxy là chúng bao gồm một lượng lớn dung môi.
Tuy nhiên một số loại được phát triển thành sơn hàm rắn cao (mastic product) với đầy đủ các tính chất của nó. Có loại sơn không dung môi được sử dụng để sơn bể nước nước uống, trong phòng mổ, phòng sạch. Hệ sơn epoxy dung môi nước ngày nay đang phát triển và được sử dụng ngày một tăng bởi vì chúng có khả năng bảo vệ môi trường tốt hơn. Tuy nhiên khả năng chịu hóa chất thì giảm nhẹ, mức độ bám dính và chịu mài mòn thấp khi sử dụng trong môi trường chịu áp lực về va đập…
Lưu ý đặc biệt về cách pha trộn sơn epoxy:
Trước khi sơn, hai thành phần phải được phối trộn đúng tỉ lệ. Quá trình đóng rắn là phản ứng hóa học giữa phần sơn và tác nhân đóng rắn, vì vậy quá trình sơn và quá trình đóng rắn phụ thuộc vào nhiệt độ. Một điều quan trọng đối với quá trình áp dụng sơn là phải sơn trước khi thời gian sống của sơn được thiết lập. Khi thời gian sống của sơn được thiết lập, sơn sẽ trở lên khô và cứng, không thể áp dụng được.